Tết Trung thu giờ đây đã trở thành ngày hội với mọi gia đình nhất là trẻ em. Cả năm mọi người mong chờ ngày này để cùng đoàn tụ với người thân trong gia đình, cùng ngắm trăng, ăn bánh, uống trà…
Hình ảnh: Nguồn gốc tết trung thu ở Việt Nam
Vậy nguồn gốc của Tết trung thu ở Việt Nam có từ khi nào?
Theo phong tục tập quán người Việt ta từ xưa đến nay, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm Rằm Tháng Tám (âm lịch). Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.Nguồn gốc tết trung thu có từ rất lâu đời và đã trở thành một truyền thống gắn liền với văn hóa dân tộc.
Hình ảnh: Nguồn gốc tết trung thu ở Việt Nam
Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được nguồn gốc Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Có lẽ nguồn gốc của tết Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.
Hình ảnh: Nguồn gốc tết trung thu ở Việt Nam
Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Nhà văn Toan Ánh trong quyển "Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam Quyển Hạ" cho rằng: Theo sách cổ thì nguồn gốc Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh.
Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu trông trăng nên còn gọi là Tết Trông Trăng.
Hình ảnh: Nguồn gốc tết trung thu ở Việt Nam
Nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam và các tục lệ trong tết này, được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, nguồn gốc Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều nguồn vui, vừa có ý nghĩa xã hội, đời sống…Khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc trẻ em.
Sinh thời, hàng năm, Tết Trung thu về, Bác Hồ đều gửi thư cho thiếu nhi. Bác còn đến một số nơi vui chơi, tặng quà, đón trăng cùng các cháu. Đó là tấm lòng yêu dấu thấu tình của Bác, của tất cả người lớn với lớp măng non của dân tộc, người kế nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước... Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
Hình ảnh: Nguồn gốc tết trung thu ở Việt Nam
Theo nguồn gốc của tết trung thu ở Việt Nam thì vào dịp rằm tháng tám, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa…
Hình ảnh: Nguồn gốc tết trung thu ở Việt Nam
Nhưng cho nguồn gốc của Tết trung thu ở Việt Nam có bắt nguồn từ đâu đi chăng nữa, thì nó cũng là sự đúc kết tinh hóa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt, cần được duy trì, phát huy trong đời sống hiện tại và tương lai.
Bài liên quan:
Tags: trung thu, tết trung thu, tet trung thu, nguồn gốc tết trung thu, nguon goc trung thu, nguồn gốc tết trung thu ở việt nam, nguồn gốc của tết trung thu, nguồn gốc trung thu, nguon goc cua tet trung thu, nguồn gốc của tết trung thu ở việt nam, ý nghĩa tết trung thu, y nghia tet trung thu, ý nghĩa tết trung thu việt nam, ý nghĩa trung thu, ý nghĩa tết trung thu thiếu nhi, ý nghĩa tết trung thu 2012, y nghia tet trung thu o viet nam, ý nghĩa tết trung thu ở việt nam, ý nghĩa tết trung thu 2010.
0 nhận xét: