Hằng năm cứ đến Tết Trung Thu là mọi người lại nô nức đón chào ngày này với đèn lồng, đèn ông sao,…trao khắp mọi nơi. Và một hình ảnh không thể thiếu trong những ngày này là múa lân. Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam hay còn gọi là múa sư tử đêm trung thu đã có tư lâu đời và ngày nay phát triển về mọi mặt trong đời sống tinh thần của con người.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Truyền thuyết múa sư tử đêm trung thu hay còn gọi là múa lân
Theo truyền thuyết, vào thuở khai thiên lập địa có một con thú ăn thịt người năm nào cũng đến rằm tháng Tám là xuất hiện, tác oai tác quái, làm cho dân làng hoảng sợ. Bỗng, ngày nọ có một nhà sư đến giúp dân trừ ác thú. Nhà sư cho một đệ tử bụng to, mặc bộ đồ đỏ rực, tay cầm chiếc quạt thần phất liên tục để xua ác thú và một số đệ tử khác thì gióng trống khua chiêng dồn dập, làm con ác thú khiếp đảm bỏ chạy.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Từ truyền thuyết đó, con người cải biên nhiều lần, cuối cùng đã biến con ác thú trở thành con lân, đệ tử bụng to trở thành ông địa và số đệ tử gióng trống khua chiêng trở thành những người đánh trống, đánh xập xèng trong một đội múa lân. Ngày rằm tháng Tám hãi hùng trong truyền thuyết trở thành ngày Tết Trung thu của trẻ em. Tết Trung thu kéo dài nhiều ngày vào thời điểm giữa tháng Tám âm lịch hàng năm và múa lân là hoạt động chính trong dịp tết này.
Sự phát triển của múa lân tết trung thu
Phong tục múa lân ngày Tết Trung thu phát triển sang nhiều nước khác trong đó có Việt Nam. Kiểu múa cổ nhất là múa kỳ lân trung thu. Đầu kỳ lân có 3 dạng chính: miêu hình, hổ hình và hổ báo hình. Độ to nhỏ của đầu lân và mình lân tuỳ theo kích thước của người múa lân. Còn quy mô thiết kế, chất liệu, thẩm mỹ thì phụ thuộc vào khả năng tài chính của những người tổ chức.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Ở Việt Nam và Trung Quốc vào dịp rằm tháng tám có tục múa lân ngày tết trung thu. Ở Miền Bắc Việt Nam và ở Trung Quốc thường gọi là múa sư tử đêm trung thu.
Lân có hai loại: loại có sừng và không sừng.
- Lân không sừng giống hổ là biểu tượng của tháng giêng. Đầu lân không sừng dùng để múa, thường dính vào sau gáy một miếng vải đỏ, viết chữ Vương lớn và đậm nét, mình lân có vòng đen.
- Lân có sừng chỉ có một sừng chính giữa nên còn gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, màu thân giống màu đầu lân, hay được sử dụng để múa nhất.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Hoạt động Múa kỳ lân trung thu
Lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu, viền rất khéo. Có loại lân đặc biệt, nửa giống lân, nửa giống rồng, nhưng ít xuất hiện trong các buổi diễn.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Đám múa lân trung thu Việt Nam thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có trống thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân và quan trọng nhất không thể thiếu đó là ông Địa.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, tiền thưởng thường treo trên cao, có khi buộc trên cành tre cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy (có khi làm thang là một cột thép dựng đứng để lân leo).
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Thường phần thưởng càng lớn thì treo càng cao, đội lân càng có nghề càng thích phần thưởng treo cao, xem như một thách thức các đội lân khác, đồng thời qua đó chứng tỏ tài nghệ của đội để thu hút các gia chủ khác. Nhưng trong nhà có người già thì phần thưởng lại được treo thấp dù có giá trị cao, chắc tránh cho lân gặp phải nguy hiểm xem như gia chủ để phước. Ông địa phải vào nhà vái chào người già, gia chủ, sau đến giỡn chơi hoặc làm hề cho trẻ em vui, nếu gia chủ tỏ ý muốn mời thì đoàn lân sẽ vào, sau khi lân ngậm được tiền, lân gục gặc đầu cảm tạ thì ông địa lại vái chào cảm ơn gia chủ trước khi đoàn lân qua nhà khác.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Có nhiều kiểu múa lân trung thu hay nhất
Kiểu 1: "Độc chiếm ngao đầu" - Một con lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Kiểu 2: "Song hỷ" - Hai con lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Kiểu 3: "Tam Tinh" - Ba con lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Kiểu 4: "Tam Anh" - Ba con lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Kiểu 5: "Tứ Quý hưng long" - Bốn con lân cùng múa, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Nhạc múa lân trung thu
Trong quá trình biểu diễn múa lân ngày tết trung thu tiếng trống giữ vai trò chủ đạo. Khi lân múa: nhịp trống nhanh, lân quỳ: nhịp trống chậm lại, lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, lân thức dậy: nhịp trống rộn ràng, lân vượt chướng ngại hay ngoạm cờ, ngoạm tiền vào miệng: tiếng trống nhanh, mạnh, liên hồi... Ông địa có vai trò hết sức quan trọng và dễ gây ấn tượng với những động tác như địa chào, địa làm hề, địa dắt lân... Có những ông địa nói lời chào hay, khiến gia chủ rất vui. Chẳng hạn: “Nay lân vào đuổi tà ma/Cho cửa nhà lộc đỏ, cho trái hoa chín vàng/Chúc cho gia chủ bình an/Học hành đỗ đạt, mùa màng bội thu”.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Ý nghĩa của múa lân ngày tết trung thu
Nhiều gia đình đều đặn đến dịp rằm tháng tám là tổ chức múa sư tử đêm trung thu để “xua tà khí” và đêm đến những điều tốt lành. Cũng không ít người cho rằng, gọi lân(hay sư tử) vào múa cho vui cửa vui nhà và cũng là để “ủng hộ các cháu”, bởi cuối bài biểu diễn bao giờ cũng có động tác lân ngậm tiền thưởng của gia chủ.
Hình ảnh: Hình ảnh múa lân trung thu Việt Nam
Xưa kia, lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục. Từ múa lân, nhiều nơi còn tạo dựng thành múa sư tử đêm trung thu hay múa rồng. Ở nước ta những năm gần đây, hội thi múa lân ngày tết trung thu được tổ chức rất tưng bừng tại nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị. Những con lân được trang trí rất đẹp mắt, nhảy múa theo kịch bản với sự luyện tập hết sức công phu khó nhọc. Và không chỉ trung thu, bây giờ người ta còn tổ chức múa lân trong các dịp hội hè, tế lễ, khai trương cửa hàng, cửa hiệu... Cũng có nơi tổ chức múa lân mừng năm mới, với các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang thịnh vượng như Kim ngân sư chúc thọ, Lân hái cỏ linh chi, Lân ngậm cá chép vàng...
Bài liên quan:
Tags: trung thu, tết trung thu, tet trung thu, mua lan trung thu viet nam, mua lan trung thu nam 2012, mua su tu dem trung thu, mua lan tet trung thu 2014, múa kỳ lân trung thu, mua lan trung thu hay nhat, nhạc múa lân trung thu, video múa lân trung thu, hình ảnh múa lân trung thu, mua lan ngay tet trung thu, sự tích tết trung thu, su tich tet trung thu, sự tích tết trung thu ở việt nam, sự tích ngày tết trung thu, sự tích tết trung thu hay, các sự tích tết trung thu, sự tích tết trung thu 2009, sự tích tết trung thu hàng năm, xem sự tích tết trung thu, blog sự tích tết trung thu, cách sự tích tết trung thu.
0 nhận xét: